Câu 17: Xây dựng nhà nước XHCN.

0 nhận xét
a ,Quan niệm về Nhà nước xã hội chủ nghĩa
+Mác Ăng ghen và Lênin căn cứ vào điều kiện thực tiễn cụ thể đã đưa ra những luận điểm khác nhau về chuyên chính vô sản. Trên cơ sở đó có thể định nghĩa về chuyên chính vô sản như sau: "Chuyên chính vô sản là sự thống trị chính trị của giai cấp công nhân do cách mạng xã hội chủ nghĩa sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội cao hơn xã hội tư bản chủ nghĩa".
+Chủ nghĩa Mác Lênin quan niệm nhà nước chuyên chính vô sản thống nhất căn bản với nhà nước xã hội chủ nghĩa về bản chất, vai trò, chức năng, nhiệm vụ… Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Là một loại hình nhà nước nó cũng kế thừa những giá trị dân chủ của nhân loại đạt được trước đó để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
b, Bản chất, đặc trưng,chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa
++Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Mác Ăngghen đã chỉ rõ nhà nước chẳng qua chỉ là bộ máy của giai cấp này dùng để trấn áp các giai cấp khác. Nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một giai cấp, là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị vè kinh tế nhằm đảm bảo tật tự xã hội. Do đó nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng như các nhà nước khác trong lịch sử - nó mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị - giai cấp công nhân. Chuyên chính vô sản là sự lãnh đạo về chính trị của giai cấp công nhân với toàn xã hội. Nhưng sự lãnh đạo của giai cấp công nhân phải thông qua chính đảng của nó. Đảng lãnh đạo xã hội thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chuyên chính vô sản là loại liên minh đặc biệt giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp khác do vậy nhà nước xã hội chủ nghĩa còn mang tính nhân dân và tính dân tộc rộng rãi.
* Đặc trưng
+ Nhà nước XHCN là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân lao động đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
+Nhà nước XHCN bảo vệ cho lợi ích của tất cả những người lao động tức là tuyệt đại đa số nhân dân trong đó có GCCN.
+Nhà nước XHCN là tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới- xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
+Nhà nước XHCN nằm trong nền dân chủ XHCN.
+ Nhà nước XHCN là một kiểu nhà nước đặc biệt, “nhà nước không còn nguyên nghĩa”, là “nữa nhà nước”. Sau khi những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước cũng không còn, nhà nước “tự tiêu vong”. Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của nhà nước vô sản.
+Chức năng của nhà nước chuyên chính vô sản.
Cũng như các nhà nước khác trong lịch sử nhà nước xã hội chủ nghĩa có hai chức năng:
chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội; chức năng đối nội và đối ngoại
Với tư cách là công cụ, phương tiện của giai cấp công nhân nhà nước xã hội chủ nghĩa có chức năng bao lực trấn áp: quản lý xã hội dựa trên pháp luật theo quan điểm đường lối của Đảng
Cộng sản, sử dụng công cụ bạo lực để đập tan sự phản kháng của kẻ thù, quét sạch tàn dư của xã hội cũ. Chức năng tổ chức xây dựng: nhằm cải biến trật tự tư bản chủ nghĩa và hình thành trật tự chủ nghĩa cộng sản, tạo ra trật tự kinh tế, mối quan hệ xã hội mới. (Đây là chức năng chủ yếu). Nó thuộc về chức năng đối nội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thực hiện chức năng đối ngoại là mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước khác theo nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng và cùng có lợi.

Nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa gắn liền với chức năng, là sự cụ thể hóa chức năng của nhà nước. Nhà nước có nhiệm vụ quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động đáp ứng yêu cầu của xã hội. Xây dựng các quan hệ xã hội mới, quản lý đời sống xã hội, xây dựng và quản lý văn hóa mới.

Câu 16: Xây dựng nền dân chủ XHCN.

0 nhận xét
a, Quan niệm về dân chủ
Khi Nhà nước chủ nô đầu tiên xuất hiện ở Hy Lạp "dân chủ" mới chính thức được sử dụng. Dân chủ là quyền lực của dân. Nhưng khái niệm dân chủ: giai cấp chủ nô, tăng lữ, thương gia một số người tự do còn nô lệ không được coi là dân.
+Dưới chế độ phong kiến: Địa chủ phong kiến nắm quyền lực xã hội thực hiện cưỡng bức phi kinh tế, chiếm đoạt ruộng đất đối với nông dân.
+Dân chủ tư sản có bước phát triển mới trong lịch sử nhưng quyền lực thực sự không phải của nhân dân lao động mà thuộc về gia cấp tư sản.
+ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một thời đại mới: Giành lại quyền lực thực sự của dân-tức là dân chủ thực sự và lập ra nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để thực hiện quyền lực của nhân dân.
+Tóm lại, nhân loại có nhu cầu về dân chủ và thực thi quyền lực của dân, nhưng dân là ai? Do bản chất chế độ xã hội quy định.
Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ :
-Thứ nhất, chủ nghĩa Mác kế thừa và khẳng định: dân chủ là nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực của nhân dân.
-Thứ hai, khi có giai cấp, Nhà nước xuất hiện dân chủ chủ yếu thực hiện bằng Nhà nước thì không có dân chủ chung chung phi giai cấp mà dân chủ thể hiện bản chất của giai cấp thống trị.
-Thứ ba, từ khi có Nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn có ý nghĩa là một hình thức Nhà nước thì quyền lực thuộc về nhân dân, còn dân là ai thì do quy định của giai cấp thống trị, lúc này dân chủ gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội.
-Thứ tư, với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều bị chi phối bởi giai cấp cầm quyền.
b, Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
+Dân chủ xã hội chủ nghĩa là đảm bảo toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân thực sự là người chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Kết tinh trong đó toàn bộ giá trị dân chủ đã đạt được trong lịch sử và nảy sinh những giá trị dân chủ tiến bộ hơn.
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện:
+Bản chất chính trị:
Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân trở thành người làm chủ xã hội, tham gia rộng rãi vào công việc quản lý của Nhà nước, thực hiện các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, thỏa mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và lợi ích của nhân dân.
+Bản chất kinh tế: (Đây là cơ sở của dân chủ).
Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Thể hiện thông qua quá trình ổn định và phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Nhân dân tham gia vào quá trình tổ chức phân công lao động xã hội, phân phối sản phẩm xã hội. Kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển qua quá trình tiếp thu mọi thành quả mà nhân loại đã đạt được trước đó, đồng thời lọc bỏ những yếu tố tích cực kìm hãm của các chế độ kinh tế trước đó.
Bản chất tư tưởng văn hóa:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng cho sự phát triển của xã hội. Phát triển truyền thống giá trị của văn hóa dân tộc kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại. Xây dựng nền văn hóa theo lập trường của gia cấp công nhân.
Tóm lại: Dân chủ XHCN chủ yếu được thực hiện bằng Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
c. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
+ Thực hiện dân chủ đầy đủ, rộng rãi trở thành một yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH.
+Việc xây dựng thành công nền dân chủ XHCN đảm bảo cho sự thành công của CNXH. Vì xây dựng nền dân chủ XHCN là quy luật của sự hình thành và tự hoàn thiện của hệ thống chuyên chính vô sản, hệ thống chính trị XHCN. Đây là điều kiện, tiền đề thực hiện quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân.
+ Xây dựng thành công nền dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH.

Câu 15: Xu thế tất yếu ra đời hình thái kinh tế XHCN.

0 nhận xét
1. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin phát hiện ra quy luật khách quan của quá trình biến chuyển cách mạng căn bản và khẳng định lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội phát triển từ thấp đến cao diễn ra như “một quá trình lịch sử - tự nhiên”.
+Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản; có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hoá ngày càng cao.
2. Xu thế tất yếu ra đời hình thái kinh tế XHCN
+Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên của sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao. Lịch sử xã hội loài người trải qua các hình thái kinh tế xã hội: cộng xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tiến tới là cộng sản chủ nghĩa.
+Lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản phát triển đến trình độ xã hội hóa càng cao thì càng làm mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất mang tính tính tư bản chủ nghĩa càng thêm sâu sắc.
+Tính mâu thuẫn gay gắt trong lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa tư bản biểu hiện trên lĩnh vực chính trị- xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân , nhân dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng trở lên quyết liệt.Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành.
+Mâu thuẫn đó chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thiết lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nhằm mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
+Sự phát triển của CNTB đã tạo ra những tiền đề vật chất: nền đại công nghiệp, giai cấp công nhân hiện đại, sự phát triển các mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản; mâu thuẫn giữa LLSX xã hội hoá ngày càng cao với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX. Nhu cầu tất yếu của sự thay thế hình thái KTXH TBCN bằng hình thái KTXH- cộng sản chủ nghĩa
+Về chính trị CNTB khủng hoảng trầm trọng, do phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh, mâu thuẫn giai cấp. Về kinh tế : do cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho các nhà tu bản bị suy yếu. Mặc dù CNTB thực hiện nhiều biện pháp thích nghi nhưng mâu thuẫn cơ bản của nó mâu thuẫn giữa tính chất tư nhân và tính chất xã hội của sản xuất vẫn chưa được giải quyết, mà còn gay gắt thêm. Các tiền đề vật chất kinh tế chín mùi cho sự thay thế CNTB bằng xã hội CSCN

Câu 14: Mục tiêu, động lực, nội dung của cách mạng XHCN, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.

0 nhận xét
1.Mục tiêu của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa
+ Mục tiêu cao nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng con người, giải phóng xã hội, đêm lại hạnh phúc cho người lao động. Do đó cùng với việc xoá bỏ chế độ tư hữu, giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân lao động lật đổ chế độ tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa công sản, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.
Mục tiêu đó được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, là giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao
động.
Giai đoạn thứ hai: Mục tiêu là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, phát triển sản xuất
nhằm đưa lại đời sống ấm no cho toàn dân.
2. Động lực của Cách mạng xã hội chủ nghĩa
+Cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng người lao động và do chính nhân dân lao động tiến hành, nhưng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội quy định mà vị trí của họ
có khác nhau.
+Giai cấp công nhân:
Là động lực chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo Cách mạng vì giai cấp này: đại biểu cho phương thức sản xuất mới, có hệ tư tưởng độc lập là chủ nghĩa Mác - Lênin, đại biểu cho lợi ích người lao động. Thực chất cách mạng xã hội chủ nghĩa là tổ chức một xã hội mới của những người lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng - Đội tiên phong của giai cấp.
+Giai cấp nông dân:
Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân nên trở thành động lực to lớn trong CMXHCN.Sự tham gia của giai cấp nông dân vào tiến trình Cách mạng có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện hóa vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.Xã hội mới được xây dựng phù hợp với lợi ích của nhân dân, họ được cải thiện đời sống vật chất tinh thần. Mặt khác họ được ảnh hưởng tích cực từ tư tưởng và hành động cách mạng của giai cấp công nhân nên họ càng tin và theo cách mạng xã hội chủ nghĩa .
+Tầng lớp trí thức:
Tầng lớp này không là lực lượng lãnh đạo cách mạng , nhưng họ đại diện cho trí tuệ của đất nước. Họ có nhiều khả năng tiếp cận thành tựu khoa học hiện đại. Đây là lực lượng không thể thiếu được của cách mạng xã hội chủ nghĩa . Vì: Nếu giành chính quyền từ tay giai cấp tư sản mà các vị trí chủ chốt đều do người có học "điều hành, do vậy thành công hay thất bại của cách mạng phụ thuộc rất lớn vào việc giai cấp công nhân có thu hút được trí thức theo Cách mạng hay không? Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội vai trò của đội ngũ trí thức ngày càng cần thiết nhất là trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ.
3.Nội dung của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa
+Cách mạng XHCN là quá trình cải biến toàn diện sâu sắc xã hội cũ thành xã hội mới, nó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng.
+ Trên lĩnh vực chính trị
Giai công nhân tiến hành cách mạng chính trị lật đổ sự thống trị của giai cấp bóc lột, giành chính quyền thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Sau khi giành chính quyền phải từng bước xác lập quyền làm chủ của nhân dân lao động ( khắc phục hậu quả do tình trạng vi phạm dân chủ, hạn chế tự do tư tưởng…)
+ Trên lĩnh vực kinh tế
Vì đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa giành chính quyền mới là bắt đầu nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa là phải phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất cải thiện đời sống nhân dân, qua đó phát huy tính tích cực xã hội, khả năng sáng tạo của lao động để kinh tế XHCN ngày càng phát triển cao
Thay đổi chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN bằng chế độ sở hữu XHCN dưới những hình thức thích hợp, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhưng thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu giữ vai trò nền tảng.
+ Trên lĩnh vực văn hoá
Thực hiện cuộc cách mạng trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân. Xây dựng nền văn hoá mới XHCN.Kế thừa, nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Từng bước xây dựng văn hóa mới theo lập trường của giai cấp công nhân nhằm giải phóng người lao động về mặt tinh thần.
4. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN
a. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân .
+Tất yếu về kinh tế- kỹ thuật
-Thứ nhất, Từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, bắt buộc phải gắn nông nghiệp với công nghiệp và khoa học công nghệ trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất thực hiện CNH,HĐH
-Thứ hai, kinh tế phát triển thì phân tầng xã hội ngày càng rõ ràng hơn nếu chỉ liên minh giai cấp thì chưa đủ, sẽ bỏ qua lực lượng rất quang trọng đó là tầng lớp trí thức. Vì vậy, Đảng ta đặt ra vấn đề liên minh để làm nồng cốt cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
-Thứ ba, trong quá trình xây dựng CNXH phải chú ý thoả mãn nhu cầu lợi ích của công – nông – trí thức. Do đó, phải thực hiện liên minh công – nông – trí thức khi được kết hợp hài hòa, đúng đắn sẽ trở thành động lực cho quá trình xây dựng CNXH.
+ Tất yếu về chính trị -xã hội
-Liên minh công nông vừa là nòng cốt vừa là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội
-Giai cấp công nhân và đảng của nó tiếp tục lãnh đạo nông dân và toàn thể nhân dân thực hiện đường lối cách mạng nhất quán: chuyển từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sang cách mạng XHCN vì lợi ích của nhân dân sang cách mạng XHCN vì lợi ích của nhân dân và dân tộc.
b. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+Nội dung
Nội dung chính trị
- Trong thời kỳ cách mạng: liên minh này nhằm mục đích giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động
- Trong quá trình xây dựng CNXH:cùng nhau thực hiện các lợi ích chính trị, các quyền dân chủ quyền công dân và tham gia vào bộ máy chính quyền Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời là nòng cốt thực khối liên minh rộng rãi với các tầng lớp lao động khác
Thực hiện các lợi ích chính trị, các quyền dân chủ, quyền công dân, quyền làm chủ con người của công nhân, nông dân, lựa chọn những đại biểu ưu tú nhất của tổ chức mình bầu vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước từ Trung ương tới địa phương; tham gia đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước để xây dựng chính sách, pháp luật…

Nội dung kinh tế
- Kết hợp đúng các lợi ích kinh tế của công nhân, nông dân tri thức và toàn xã hội ( nhằm hạn chế giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế trong xã hội trong xã hội, đảm bảo giữ vững độc lập)
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát hiện và giải quyết đúng đắn các tiềm lực kinh tế và nhu cầu kinh tế của công- nông- trí và toàn xã hội
Ví dụ: Nhu cầu kinh tế của nông dân cần đất canh tác, cần công nghệ, máy móc phục vụ sản xuất…
-Nhu cầu công nhân: có việc làm, thu nhập ổn định và các nhu cầ khác
-Nhu cầu tầng lớp trị thức: làm chủ trí tuệ, được bảo hộ sở hữu trí tuệ, có thu nhập, điều kiện và động lực để sáng tạo trí tuệ…

Nội dung văn hoá xã hội
Nội dung văn hoá nhằm phục vụ mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh
- Phải thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá, hiểu biết chính sách pháp luật
- Xoá bỏ các hình thức bóc lột bấc bình đẳng trong xã hội, xoá bỏ dần sự tách biệt giữa thành thị và nông thôn
- Tạo nhiều việc làm tăng thu nhập khuyến khích làm giàu chính đáng
- Thay đổi tâm lý thối quên những người sản xuất nhỏ, tiểu nông manh mún…
Nguyên tắc cơ bản
- Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhâ
- Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện
- Kết hợp đúng đắn các lợi ích

Câu 13) Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

0 nhận xét
1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin
Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen vẫn chỉ mang hai thuộc tính cơ bản:
- Về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp"
- Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Thuộc tính thứ hai này nói lên một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nên C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản.
2. Định nghĩa giai cấp công nhân
Những quan điểm của C. Mác và Ph. ăngghen về hai thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là cơ sở phương pháp luận để chúng ta nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại, đặc biệt là để làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. Căn cứ hai thuộc tính cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay. ở các nước tư bản, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nội dung và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Lênin: “điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”
+Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện trên hai nội dung cụ thể sau:
- Lãnh đạo nhân dân lao động tiến hành cách mạng xã hội xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người
- Xây dựng xã hội mới- xã hội chủ nghĩa- cộng sản chủ nghĩa
+Hai nội dung trên quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện. Thể hiện sự nghiệp vĩ đại của giai cấp công nhân là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người và nhân loại2.
2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a. Địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Là giai cấp gắn với LLSX tiên tiến,là giai cấp lãnh đạo cách mạng có khả năng quyết định việc phá vỡ quan hệ sản xuất TBCN
- Điều kiện làm việc và điều kiện sống của giai cấp công nhân tạo điều kiện họ đoàn kết chặc chẽ nhau
- Có lợi ích cơ bản thống nhất với các giai tầng lao động khác tạo thành liên minh lâu dài
+Giai cấp công nhân là con đẻ của nền sản xuất công nghệ hiện đại, được tôi luyện, đoàn kết, có tổ chức, bị bóc lột nặng nề, có lợi ích cơ bản đối kháng với lợi ích của giai cấp tư sản nên họ co tinh thần đấu tranh để chống áp bức bóc lột tư bản.
Qua sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp, giai cấp công nhân được trang bị nhiều kiến thức mới về văn hoá, khoa học, tay nghề nhận thức chính trị…đây cũng là yêu cầu khách quan ngày càng cao của sự phát triển
b. Đặc điểm chính trị xã hội của giai cấp công nhân
- Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng.
- Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất
- Giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỹ luật cao nhất
- Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế
3. Vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
a. Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính đảng của giai cấp công nhân.
+Khi Đảng cộng sản ra đời, thông qua sự tuyên truyền giác ngộ của Đảng giai cấp công nhân nhận thức được vị trí của mình trong xã hội, hiểu được con đường biện pháp đấu tranh cách mạng, từ đó đứng lên tập hợp nhân dân lao động lật đổ CNTB giải phóng giai cấp mình và giải phóng xã hội
+ Khi Đảng Cộng sản ra đời thì phong trào đấu tranh công nhân từ tự phát chuyển sang tự giác, từ đấu tranh kinh tế chuyển sang đấu tranh chính trị.
Mác: trong cuộc đấu tranh chống lại quyền lực của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân phải xây dựng một chính đảng tiên phong gắn liền với lợi ích của giai cấp công nhân và của cả dân tộc
- Quy luật ra đời và phát triển của Đảng cộng sản
+ Quy luật chung gồm 2 nhân tố: Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa phong trào công nhân với chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Quy luật riêng: ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước vào những năm cuối thập kỷ 30 của thế kỷ XX.
Khi Đảng cộng sản ra đời, thông qua sự tuyên truyền giác ngộ của Đảng làm cho giai cấp công nhân nhận thức được vị trí của mình trong xã hội hiểu được con đường, biện pháp đấu tranh cách mạng từ đó tập hợp nhân dân lao động thực hiện cách mạng giải phóng giai cấp mình, giải phóng xã hội, tổ chức xây dựng xã hội mới.
b. Mối quan hệ giữa Đảng cộng sản với giai cấp công nhân
- Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội
- giai cấp của Đảng cộng sản là nguồn lực bổ sung lực lượng của Đảng. Đảng cộng sản là bộ phận tham mưu của giai cấp công nhân
Thực tiến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung, thực tiến công cuộc xây dựng xã hội mới nói riêng cho thấy, giai cấp công nhân không thể thực hiện được vai trò lịch sử của mình nếu không xây dựng Đảng cộng sản.
- Đảng cộng sản đại biểu cho trí tuệ và lợi ích của giai cấp công nhân mà còn đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động và dân tộc.

Câu 12) Thành tựu và giới hạn của CNTB độc quyền

1 nhận xét
1. Những thành tựu chủ nghĩa tư bản.
-Sự ra đời của Cn tư bản đã giải phóng loài người khỏi đêm trường trung cổ của xã hội phong kiến đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp chuyến sang phát triến kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Cn tư bản ra đời chưa được 100 năm mà đã tạo ra được đống của cải vật chất khổng lồ bằng tất cả các thế hệ trước cộng lại.
- Thực hiện xã hội hóa sản xuất.
Quá trình xã hội hóa sản xuất biểu hiện ở sự phát triển phân công lao động xã hội, hợp tác lao động, tập trung hóa với quy mô hợp lý, liên hiệp hoá sản xuất... làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, một quá trình sản xuất xã hội.
- Phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội.
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ: kỹ thuật cơ khí thay kỹ thuật thủ công lạc hậu, rồi từ cơ khí chuyển dần sang tự động hoá, tin học hoá, công nghệ hiện đại. Cùng với đó là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao khả năng khám phá và trinh phục thiên nhiên, đưa kinh tế nhân loại bước vào thời đại của kinh tế tri thức
- CN tư bản đã thiết lập nền dân chủ tư sản , tuy nó chưa hoàn hảo nhưng tiến bộ hơn rất nhiều bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở thừa nhận quyền tự do thân thể của cá nhân.
- Tóm lại CN tư bản với những thành tựu của nó là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện , tiền đề cho sự ra đời cho sự ra đời của CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
2. Giới hạn và hậu quả chủ nghĩa tư bản gây ra
- Bên cạnh mặt tích cực trình bày ở trên, CNTB cũng gây ra hậu quả nặng nề cho nhân loại:
+Về lịch sử ra đòi của CN tư bản đó là quá trình tích lũy tiền tệ nhờ vào những biện pháp ăn cướp, tước đoạt đối với những người sản xuất nhỏ và nông dân tự do; nhờ vào buôn bán trao đổi không ngang giá qua đó thể hiện sự bóc lột với những nước lạc hậu.C.Mác cho rằng, đó là lịch sử đầy máu và bùn nhơ, không giống như một câu truyện tình ca, nó được sử sách ghi chép bằng những trang đẫm máu và lửa không bao giờ phai.
+ CNTB là thủ phạm chính của 2 cuộc chiến tranh thế giới I và II và hàng trăm cuộc chiến tranh cục bộ gây ra cho loài người những hậu quả nặng nề như hàng triệu người chết, sức sản xuất bị phá hủy, tốc độ phát triển kinh tế bị kéo lùi lại hàng chục năm.
+ CNTB phải chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hố ngăn cách giữa các nước giàu và nghèo trên thế giới
+ Là thủ phạm chính của cuộc chạy đua vũ trang và ô nhiễm môi trường về nạn đói nghèo bệnh tật của hàng trăm triệu người ở các nước chậm phát triển.
- CNTB cũng đứng trước giới hạn mà nó không thể vượt qua: Giới hạn đó bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của CNTB đó là : Mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội
hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Mặc dù CNTB ngày nay đã có sự điều chỉnh nhất định trong những hình thức quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối nhưng vẫn không thể khắc phục được mâu thuẫn này. Mâu thuẫn đó được biểu hiện ra thành những mâu thuẫn cụ thể sau:
+ Một là: Mâu thuẫn giữa tư bản lao động

+ Hai là: Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc

+ Ba là: Mâu thuẫn với các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, chủ yếu là giữa ba trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia

+ Bốn là: Mâu thuẫn giữa CNTB và CNXH

Câu 11) Nguyên nhân hình thành và bản chất của CNTB độc quyền nhà nước.

1 nhận xét
1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời do các nguyên nhân sau:
+Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tế ngày càng lớn, tính chất xã hội hóa của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi có sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nhà nước phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều tiết nền kinh tế như các công cụ về tài chính - tiền tệ, kế hoạch hóa, phát triển các xí nghiệp quốc doanh...
+Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản... Nhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác.
+Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải giải quyết những mâu thuẫn đó bằng các hình thức khác nhau như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội...
+Bốn là, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung độtlợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế của nhà nước.
+Ngoài ra, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội hiện thực và tác động của cách mạng khoa học và công nghệ cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế.
b) Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước thành một bộ máy duy nhất.
+Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vẫn là chủ nghĩa tư bản, chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư, mặc dù nó đã có nhiều thay đổi so với chủ nghĩa tư bản thời kỳ cạnh tranh tự do.
+Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhưng nó vẫn chưa thoát khỏi chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự can thiệp,sự điều tiết của nhà nước về kinh tế. Mặc dù trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhà nước đã có sự can thiệp, điều tiết kinh tế ở chừng mực nhất định, nhưng hoạt động chi phối vẫn là của bàn tay vô hình hoặc sự can thiệp, điều tiết của nhà nước mang tính gián tiếp. Chẳng hạn, ngay ở giai đoạn nhà nước đã điều tiết gián tiếp vào quan hệ kinh tế bằng thuế má, bằng việc đi xâm lược nước ngoài để mở rộng thị trường cho các tổ chức độc quyền…

Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không phải một chế độ kinh tế mới so với chủ nghĩa tư bản, lại càng không phải chế độ tư bản mới so với chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chỉ là chủ nghĩa tư bản độc quyền có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế.

Câu 10) Các đặc điểm cơ bản của CNTB độc quyền

0 nhận xét
a) Sự tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổ chức độc quyền
+Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền.
+Tổ chức độc quyền là liên minh giữa những nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay một phần lớn (thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó.
+Những liên minh độc quyền, thoạt đầu hình thành theo sự liên kết ngang, tức là sự liên kết những doanh nghiệp trong cùng ngành, dưới những hình thức cácten, xanhđica, tờrớt.
+Cácten là hình thức tổ chức độc quyền dựa trên sự ký kết hiệp định giữa các xí nghiệp thành viên để thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán... còn việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn do bản thân mỗi thành viên thực hiện.
+Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền trong đó việc tiêu thụ sản phẩm do một ban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của mỗi thành viên.
+Cácten và xanhđica dễ bị phá vỡ khi tương quan lực lượng thay đổi. Vì vậy, một hình thức độc quyền mới ra đời là tờrớt. Tờrớt thống nhất cả việc sản xuất và tiêu thụ vào tay một ban quản trị chung, còn các thành viên trở thành các cổ đông.
+Tiếp đó, xuất hiện sự liên kết dọc, nghĩa là sự liên kết không chỉ những xí nghiệp lớn mà cả những xanhđica, tờrớt... thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan với nhau về kinh tế và kỹ thuật, hình thành các côngxoócxiom.
+Từ giữa thế kỷ XX phát triển một kiểu liên kết mới - liên kết đa ngành - hình thành những cônglômêrat (conglomerat) hay consơn (concern) khổng lồ thâu tóm nhiều công ty, xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp rất khác nhau, đồng thời bao gồm cả vận tải, thương mại, ngân hàng và các dịch vụ khác, v.v..
+Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền. Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóa có sự chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất. Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mà họ bán ra và giá cả độc quyền thấp dưới giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mà họ mua, trước hếtlà nguyên liệu. Qua đó họ thu được lợi nhuận độc quyền.
b) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
+Tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Từ chỗ làm trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay do nắm được phần lớn tư bản tiền tệ trong xã hội, ngân hàng đã trở thành người có quyền lực vạn năng chi phối các hoạt động kinh tế - xã hội.
+Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền công nghiệp vay và nhận gửi những số tiền lớn của các tổ chức độc quyền công nghiệp trong một thời gian dài, nên lợi ích của chúng xoắn xuýt với nhau, hai bên đều quan tâm đến hoạt động của nhau, tìm cách thâm nhập vào nhau. Từ đó hình thành một loại tưbản mới gọi là tư bản tài chính.
Tư bản tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc quyền ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp.
+Bọn đầu sỏ tài chính (trùm tư bản tài chính) thiết lập sự thống trị của mình thông qua "chế độ tham dự". Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tư bản tài chính hoặc một tập đoàn tài chính, nhờ nắm được số cổ phiếu khống chế mà chi phối được công ty gốc hay "công ty mẹ", rồi qua công ty mẹ chi phối các công ty phụ thuộc hay các "công ty con", các công ty này lại chi phối các "công ty cháu" v.v.. Bởi vậy, với một số tư bản nhất định, một trùm tư bản tài chính có thể chi phối được những lĩnh vực sản xuất rất lớn.
c) Xuất khẩu tư bản
+Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư, còn xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó.
+Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu, vì trong những nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã tích luỹ được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng "thừa tư bản". Tình trạng thừa này không phải là thừa tuyệt đối, mà là thừa tương đối, nghĩa là không tìm được nơi đầu tư có lợi nhuận cao ở trong nước. Tiến bộ kỹ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỷ suất lợi nhuận; trong khi đó, ở những nước kém phát triển về kinh tế, nhất là ở các nước thuộc địa, dồi dào nguyên liệu và nhân công giá rẻ nhưng lại thiếu vốn và kỹ thuật.

+Do tập trung trong tay một khối lượng tư bản khổng lồ nên việc xuất khẩu tư bản ra nước ngoài trở thành một nhu cầu tất yếu của các tổ chức độc quyền.
+Xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia xuất khẩu tư bản thành xuất khẩu tư bản trực tiếp và xuất khẩu tư bản gián tiếp. Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao. Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi tức.

+Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư bản tài chính ra toàn thế giới. Tuy nhiên, việc xuất khẩu tư bản, về khách quan có những tác động tích cực đến nền kinh tế các nước nhập khẩu, như thúc đẩy quá trình chuyển kinh tế tự cung tự cấp thành kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự chuyển biến từcơ cấu kinh tế thuần nông thành cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt, lệ thuộc vào kinh tế của chính quốc.
d) Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh độc quyền quốc tế
+Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến việc phân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền. Cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao ở nước ngoài trở nên gay gắt. Những cuộc đụng đầu trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kinh tế hùng hậu dẫn đến các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng, tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia…
e) Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
Khi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, tưbản độc quyền không chỉ thu được lợi nhuận độc quyền không thôi mà là “siêu lợi nhuận độc quyền” do có những điều kiện thuận lợi mà tại chính quốc không có được như nguồn nguyên liệu dồi rào giá rẻ hoặc lấy không, giá nhân công rẻ mạt…Do đó luôn diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức độc quyền thuộc các quốc gia khác nhau. Điều này đòi hỏi có sự can thiệp của nhà nước nhằm giúp cho các tổ chức độc quyền của nước mình giành giật thị trường và môi trường
đầu tư nhằm thu được siêu lợi nhuận độc quyền ở ngoại quốc. Sự can thiệp đó của nhà nước đã biến nó thành một nước đế quốc chủ nghĩa.

Như vậy, chủ nghĩa đế quốc là sự kết hợp giữa yêu cầu vươn ra và thống trị ở nước ngoài của tư bản độc quyền với đường lối xâm lăng của nhà nước.

Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền biểu hiện trong đường lối xâm lược nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa của các cường quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.

Lợi ích của việc xuất khẩu tư bản thúc đẩy các cường quốc tư bản đi xâm chiếm các nước khác và lập nên hệ thống thuộc địa, vì trên thị trường thuộc địa dễ dàng loại trừ được các đối thủ cạnh tranh, dễ dàng nắm được độc quyền nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Đối với tư bản tài chính, không phải chỉ những nguồn nguyên liệu đã được tìm ra mới có ý nghĩa, mà cả những nguồn nguyên liệu cóthể tìm được cũng rất quan trọng, do đó tư bản tài chính có khuynh hướng mở rộng lãnh thổ kinh tế và thậm chí cả lãnh thổ nói chung. Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nhu cầu nguyên liệu càng lớn, sự cạnh tranh càng gay gắt thì cuộc đấu tranh để giành giật thuộc địa giữa chúng càng quyết liệt.

Bước vào thế kỷ XX, việc phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các đế quốctư bản ra đời sớm đã hoàn thành. Nhưng sau đó các đế quốc ra đời muộn hơn đấutranh đòi chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918 và lần thứ hai 1939 - 1945, và những xung đột nóng ở nhiều khu vực trên thế giới…

9) Tích lũy tư bản: Khái niệm, nguồn gốc, thực chất, nhân tố ảnh hưởng, quy mô tích lũy và xu hướng

0 nhận xét
a) Giá trị thặng dư - nguồn gốc của tích luỹ tư bản
+Tái sản xuất là tất yếu khách quan của xã hội loài người. Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
+Dưới chủ nghĩa tư bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước.
+Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản.
+Như vậy nguồn gốc của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư - là lao động của công nhân bị nhà tư bản chiếm không. Nói cách khác, toàn bộ của cải của giai cấp tư sản đều do lao động của giai cấp công nhân tạo ra.

b) Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản

Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích luỹ và tiêu dùng.

+Nếu tỷ lệ giữa tích luỹ và tiêu dùng đã được xác định, thì quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư:
- Trình độ bóc lột giá trị thặng dư (m')Thông thường, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tăng thêm máy móc, thiết bị và công nhân. Nhưng nhà tư bản có thể không tăng thêm công nhân mà bắt số công nhân hiện có cung cấp thêm một lượng lao động bằng cách tăng thời gian lao động và cường độ lao động; đồng thời, tận dụng một cách triệt để công suất của số máy móc hiện có, chỉ tăng thêm nguyên liệu tương ứng.

- Trình độ năng suất lao động xã hội:Năng suất lao động xã hội tăng lên sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới, nên làm tăng quy mô của tư bản tích lũy.
- Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm; còn tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất dưới dạng khấu hao. Do đó, có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất. Sau khi trừ đi những tổn phí hàng ngày trong việc sử dụng máy móc và công cụ lao động - nghĩa là sau khi trừ đi giá trị hao mòn của chúng đã chuyển vào sản phẩm - nhà tư bản sử dụng những máy móc và công cụ lao động đó mà không đòi hỏi một chi phí khác.
- Đại lượng tư bản ứng trước
Trong công thức M = m'.V, nếu m' không thay đổi thì khối lượng giá trị thặng dư chỉ có thể tăng khi tổng tư bản khả biến tăng. Và, tất nhiên tư bản bất biến cũng phải tăng lên theo quan hệ tỷ lệ nhất định. Do đó, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư phải tăng quy mô tư bản ứng trước.

Tóm lại, để nâng cao quy mô tích luỹ, cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.

Câu 8 ) Quy luật giá trị thặng dư

1 nhận xét
+Quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là quy luật giá trị thặng dư.
+Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản bởi vì nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản. Không có sản xuất giá trị thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản. Theo C. Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.ở đâu có sản xuất giá trị thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tư bản, ngược lại, ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư. Chính vì vậy, Lênin gọi quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.

+Nội dung của quy luật này là sản xuất nhiều và ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.
+Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản; đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.
Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân
+Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Với mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị thặng dư cao hơn.
+Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.

Tất cả những yếu tố đó đưa xã hội tư bản đến chỗ phủ định chính mình

Câu 7: Các phạm trù: Tỉ suất giá trị thặng dư, khối lượng giá trị thặng dư, Tư bản bất biến, Tư bản khả biến, Tư bản cố định , Tư bản lưu

0 nhận xét
Tư bản bất biến và tư bản khả biến :
Bản chất của tư bản :
-Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê.
Căn cứ của việc phân chia : dựa vào tính chất lý luận 2 mặt của lao động sản xuất hàng hoá của Mác chia ra 2 loại Tư bản bất biến và Tư bản khả biến.
Tư bản tồn tại 2 bộ phận :
+ Tư bản bất biến: Tư liệu sản xuất gồm máy móc, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, động lực, nhà xưởng, kho. Nó có đặc điểm là điều kiện của sản xuất. Trong quá trình của công nhân làm thuê.
Căn cứ của việc phân chia : dựa vào tính chất lý luận 2 mặt của lao động sản xuất hàng hoá của Mác chia ra 2 loại Tư bản bất biến và Tư bản khả biến.
Tư bản tồn tại 2 bộ phận :
+ Tư bản bất biến: Tư liệu sản xuất gồm máy móc, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, động lực, nhà xưởng, kho. Nó có đặc điểm là điều kiện của sản xuất. Trong quá trình tham gia sản xuất giá trị của nó được bảo tồn và chuyển dịch vào sản phẩm mới. Đó là tư bản bất biến, kí hiệu là C.
+ Tư bản khả biến : là sức lao động của công nhân, có đặc điểm là tham gia vào sản xuất, luôn biến đổi và tăng lên về lượng nên gọi là tư bản khả biến, kí hiệu V.
Mục đích và ý nghĩa của sự phân chia :
Giúp ta hiểu rõvai trò và vị trí của từng bộ phận TB.Tư liệu sản xuất là điều kiện của sản xuất.
Giúp ta phân tích và hiểu rõ kết cấu của giá trị hàng hoá. Hàng hoá gồm
3 bộ phận bằng tổng C + V + m
Trong đó: C là giá trị TLSX đã hao phí trong sản xuất.
V là giá trị sức lao động của công nhân.
m là giá trị thặng dư( thu nhập của nhà tư bản)
+Việc phân chia Tb như trên giúp ta hiểu rõ bản chất của TB đồng thời góp phần vào giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản. Thông qua nghiên cứu giúp ta hiểu rõ bản chất và nguồn gốc của giá trị thặng dư chính là từ lao động làm thuê của công nhân.
Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
- Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng
dư (m) với tư bản khả biến (v) và được tính bằng công thức:
m' = x 100 %
Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư còn có dạng: m' = x 100 %
Trong đó: t là thời gian lao động tất yếu
t' là thời gian lao động thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê Khối lượng giá trị thặng dư (M) là số lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được trong một thời gian sản xuất nhất định và được tính bằng công thức:
M = m' . V hoặc M = x V (1)
Trong đó: V là tổng tư bản khả biến được sử dụng trong thời gian trên.
Khối lượng giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với cả hai nhân tố m' và V.

Tư bản cố định và tư bản lưu động
Căn cứ vào tính chất chu chuyển khác nhau, người ta chia tư bản sản xuất thành hai bộ phận: tư bản cố định và tư bản lưu động.
Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản sản xuất đồng thời là bộ phận
chủ yếu của tư bản bất biến (máy móc, thiết bị, nhà xưởng...) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong quá trình sản xuất.
Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Có hai loại hao mòn là hao mòn hữu
hình và hao mòn vô hình
Tư bản lưu động là một bộ phận của tư bản sản xuất, gồm một phần tư bản bất biến (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ…) và tư bản khả biến (sức lao
động.) được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất.
+Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động là đặc điểm riêng của tư bản sản xuất và căn cứ của sự phân chia là phương thức chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm trong quá trình sản xuất, hay dựa vào phương thức chu chuyển của tư bản. Phân chia tư bản theo hình thức của sự chu chuyển:
Tư bản cố định tư bản lưu động
c1 c2 v
Tư bản bất biến tư bản khả biến
Trong đó:
c1 : giá trị máy móc, thiết bị, nhà xưởng...
72c2 : giá trị nguyên, nhiên, vật liệu...
v : giá trị sức lao động.
Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động không phản
ánh được nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng
trong quản lý kinh tế. Nó là cơ sở để quản lý, sử dụng vốn cố định, vốn lưu động một cách có hiệu quả cao.

Câu 6: Quá trình sản xuất giá trị thặng dư, hai phương pháp nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư.

0 nhận xét
1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư

+Mục đích của nhà tư bản ứng ra một số tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động là để tạo ra giá trị thặng dư.

+Quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hóa sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất giá trị thặng dư có hai đặc điểm: một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản; hai là, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.
+Làm thế nào nhà tư bản có được giá trị thặng dư?

Giả sử, để chế tạo ra 1 kg sợi, nhà tư bản phải ứng ra số tiền 20 ngàn đơn vị tiền tệ mua 1 kg bông, 3 ngàn đơn vị cho hao phí máy móc và 5 ngàn đơn vị mua sức lao động của công nhân điều khiển máy móc trong 1 ngày (10 giờ). Giả định việc mua này đúng giá trị, mỗi giờ lao động sống của công nhân tạo ra giá trị mới kết tinh vào sản phẩm là 1000 đơn vị.
+Trong quá trình sản xuất, bằng lao động cụ thể, công nhân sử dụng máy móc để chuyển 1 kg bông thành 1 kg sợi, theo đó giá trị của bông và hao mòn máy móc cũng được chuyển vào sợi. Giả định chỉ trong 5 giờ công nhân đã kéo xong 1 kg bông thành 1 kg sợi, thì giá trị 1 kg sợi được tính theo các khoản như sau:
+ Giá trị 1 kg bông chuyển vào = 20.000 đơn vị
+ Hao mòn máy móc = 3.000 đơn vị

+ Giá trị mới tạo ra (trong 5 giờ lao động, phần này vừa đủ bù đắp giá trị sức lao động)= 5.000 đơn vị
Tổng cộng = 28.000 đơn vị
Nếu quá trình lao động ngừng ở đây thì nhà tư bản chưa có được giá trị
thặng dư.
Thời gian lao động (5 giờ) mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động tất yếu và lao động trong khoảng thời gian ấy gọi là lao động tất yếu.
Nhưng nhà tư bản đã mua sức lao động trong 1 ngày với 10 giờ, chứ không phải 5 giờ (Hợp đồng lao động giữa nhà tư bản và công nhân tính theo ngày công 10 giờ nên nhà tư bản có quyền sử dụng sức lao động của công nhân trong 10 giờ). Trong 5 giờ lao động tiếp, nhà tư bản chi thêm 20.000 đơn vị để mua 1 kg bông và 3.000 đơn vị hao mòn máy móc và với 5 giờ lao động sau, người công nhân vẫn tạo ra 5.000 đơn vị giá trị mới và có thêm 1 kg sợi với giá trị 28.000 đơn vị. Tổng số tiền nhà tư bản chi ra để có được 2 kg sợi sẽ là:
+ Tiền mua bông: 20.000 x 2 = 40000 đơn vị
+ Hao mòn máy móc (máy chạy 10 tiếng): 3.000 x 2= 6.000 đơn vị
+ Tiền lương công nhân sản xuất cả ngày (trong 10 giờ, tính theo đúng giá
trị sức lao động) = 5.000 đơn vị
Tổng giá trị của 2 kg sợi là: 2 kg x 28000 = 56.000 đơn vị và như vậy,
lượng giá trị thặng dư thu được là: 56.000 - 51.000 = 5.000 đơn vị.

+Thời gian lao động (5 giờ) để tạo ra giá trị thặng dư gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao động trong thời gian ấy gọi là lao động thặng dư.
+Từ thí dụ trên đây ta kết luận:
“Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. C. Mác viết: "Bí quyết của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác"1. Sở dĩ nhà tư bản chi phối được số lao động không công ấy vì nhà tư bản là người sở hữu tư
liệu sản xuất.
+Việc nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra gọi là bóc lột giá trị thặng dư.

Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư :

Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
+Thí dụ, ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian
lao động thặng dư là 4 giờ, mỗi giờ công nhân tạo ra một giá trị mới là 10 đơn vị,
thì giá trị thặng dư tuyệt đối là 40 và tỷ suất giá trị thặng dư là: 40
m' = 40 x 100 % = 100%
Nếu kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa, mọi điều kiện khác vẫn như cũ, thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng lên 60 và m' cũng tăng lên thành:
60
m' = 40 x 100 % = 150 %
+Việc kéo dài ngày lao động không thể vượt quá giới hạn sinh lý của công nhân(vì họ còn phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khoẻ) nên gặp phải sự phản kháng gay gắt của giai cấp công nhân đòi giảm giờ làm.
+Vì lợi nhuận, khi độ dài ngày lao động không thể kéo dài thêm, nhà tư bản tìm cách tăng cường độ lao động của công nhân. Tăng cường độ lao động về thực chất cũng tương tự như kéo dài ngày lao động. Vì vậy, kéo dài thời gian lao động và tăng cường độ lao động là để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
+Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời
gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ.
+Thí dụ, ngày lao động là 10 giờ, trong đó 5 giờ là lao động tất yếu, 5 giờ là lao động thặng dư. Nếu giá trị sức lao động giảm đi 1 giờ thì thời gian lao động
tất yếu xuống còn 4 giờ. Do đó, thời gian lao động thặng dư tăng từ 5 giờ lên 6
giờ và m' tăng từ 100% lên 150%.
+Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho người công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cho ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng.

Câu 5) Hàng hóa sức lao động, tiền công trong chủ nghĩa tư bản.

0 nhận xét
Câu 5) Hàng hóa sức lao động, tiền công trong chủ nghĩa tư bản.

a) Sức lao động, sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa

+Để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản, cần tìm trên thị
trường một loại hàng hóa mà việc sử dụng nó có thể tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Hàng hóa đó là hàng hóa sức lao động.

+Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.

Sức lao động là cái có trước, còn lao động chính là quá trình sử dụng sức lao động.

+Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố của sản xuất, nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau đây:

Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định.

Thứ hai, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổ chức sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng.

+Sự bình đẳng về hình thức giữa người sở hữu sức lao động với người sở hữu tư bản che đậy bản chất của chủ nghĩa tư bản - chế độ được xây dựng trên sự đối kháng lợi ích kinh tế giữa tư bản và laođộng.

b) Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

+Giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.

+Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ.

+Giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và cả điều kiện địa lý, khí hậu.

+Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng (sử dụng) sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hóa, một dịch vụ nào đó.

+Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá
trị thặng dư.

+Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động. Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã trình bày ở trên.

c- Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
1. Bản chất của tiền công

Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá
cả của hàng hóa sức lao động.

+Tuy vậy, dễ có sự lầm tưởng, trong xã hội tư bản, tiền công là giá cả của lao
động. Bởi vì: thứ nhất, nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa; thứ hai, tiền công được trả theo thời gian lao động (giờ, ngày, tuần, tháng), hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được.

+Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động, mà là sức lao động. Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, mà chỉ là giá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động.
2. Các hình thức tiền công cơ bản

Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công tính theo thời gian lao
động của công nhân dài hay ngắn (giờ, ngày, tuần, tháng).

+Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm đã làm ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định.

+Mỗi một sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định, gọi là đơn giá tiền công. Để quy định đơn giá tiền công, người ta lấy tiền công trung bình một ngày của một công nhân chia cho số lượng sản phẩm của một công nhân sản xuất ra trong một ngày lao động bình thường.

+Tiền công tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho nhà tư bản trong việc quản
lý, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn; mặt khác, kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để thu được lượng tiền công cao hơn.
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế

+Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. +Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.

+Tiền công danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động; nó có thể tăng lên hay giảm xuống tuỳ theo sự biến động trong quan hệ cung - cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền công thực tế giảm xuống hay tăng lên.

Câu 4) Nội dung, yêu cầu, tác dụng của quy luật giá trị ?

0 nhận xét
a) Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị

+Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa.
+Nội dung của quy luật giá trị là:
Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.

+Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được; còn trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.

+Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị. ở đây, giá trị như cái trục của giá cả.
b) Tác động của quy luật giá trị

+Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác động sau:

- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:

+ Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu
tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất
và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.

+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.

Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.

+Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất
và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

+Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động,hạ giá thành sản phẩm.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động
xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.
+Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
- Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo.
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí
lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.

Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực.
+Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Câu 3: Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.

0 nhận xét
1. Nguồn gốc và bản chất của tiền

+Nguồn gốc và bản chất của tiền thể hiện ở quá trình phát triển của hình thái giá trị trao đổi, hay nói cách khác, các hình thái biểu hiện của giá trị.

Có bốn hình thái biểu hiện của giá trị:

a) Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị

+Hình thái này xuất hiện khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, và "chỉ thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi, khi mà các sản phẩm lao động chỉ biến thành hàng hóa trong những hành vi đơn nhất và ngẫu nhiên".
Thí dụ: 20 vuông vải = 1 cái áo
Ở đây, giá trị của hàng hóa này (20 vuông vải) chỉ biểu hiện đơn nhất ở một hàng hóa khác (1 cái áo) và quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi cũng ngẫu nhiên được hình thành.
+Hàng hóa thứ hai (cái áo) đóng vai trò vật ngang giá, là hình thái phôi thai của tiền tệ.
b) Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị
+Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi mà một sản phẩm lao động nào đó, như 20 vuông vải chẳng hạn, được trao đổi với nhiều hàng hóa khác một cách thông thường, phổ biến.
Thí dụ:20 vuông vải =1 cái áo =1 đấu chè =1 đấu cà phê =0, 2 gam vàng
Ở đây, giá trị của một hàng hóa (20 vuông vải) được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau đóng vai trò làm vật ngang giá. Đồng thời tỷ lệ trao đổi không còn mang tính chất ngẫu nhiên nữa mà dần dần do lao động quy định, bởi vì ngay từ đầu người ta đã sản xuất ra những vật phẩm trên với mục đích là để mang trao đổi. Do đó, trong trao đổi họ phải tính toán đến mức lao động đã hao phí.
c) Hình thái chung của giá trị
Thí dụ: =1 cái áo =10 đấu chè 20 vuông vải=40 đấu cà phê =0, 2 gam vàng
Ởđây, giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung, "vật ngang giá phổ biến" - 20 vuông vải. Tức, các hàng hóa đều được đổi lấy vật ngang giá chung trước, sau đó mới mang đổi lấy hàng hóa cần dùng, do đó khắc phục được nhược điểm của hình thái trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng và vật ngang giá chung trở thành môi giới, thành phương tiện trong trao đổi hàng hóa.
d) Hình thái tiền
Thí dụ:0, 2 gam vàng =1 cái áo =10 đấu chè =40 đấu cà phê =20 vuông vải
Ở đây, giá trị của tất cả mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò tiền tệ.

+Lúc đầu, có nhiều loại hàng hóa đóng vai trò tiền tệ như lông cừu, vỏ sò…và"những dân du mục là những người đầu tiên phát triển hình thái tiền"2. Nhưng dần dần vai trò tiền tệ được chuyển sang các kim loại quý (tiền kim loại) như đồng rồi bạc và cuối cùng là ở vàng.
+Khi hai vật ngang giá, ví dụ, bạc và vàng, đồng thời làm chức năng vật ngang giá thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ song bản vị. Khi chỉ còn một vật ngang giá là vàng độc chiếm vai trò tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng.

+Như vậy, tiền ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Tiền là hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.
+Tiền là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời cũng biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa

Câu 2) .Tính chất hai mặt của lao dộng sản xuất hàng hóa.

1 nhận xét
Hàng hóa có hai thuộc tính không phải là do có hai thứ lao động khác nhau
kết tinh trong nó, mà là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ thể), lại vừa mang tính chất trừu tượng (lao động trừu tượng). C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt đó.
a) Lao động cụ thể

+Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

+Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau. Chẳng hạn, lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ thể khác nhau. Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra quần áo chứ không phải là bàn ghế; còn phương pháp là may chứ không phải là bào, cưa; có công cụ lao động là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái bào...; và lao động của người thợ may thì
tạo ra quần áo để mặc, còn lao động của người thợ mộc thì tạo ra ghế để ngồi...
+Điều đó có nghĩa là: lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.

+Trong xã hội có nhiều loại hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau là
do có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau. Nếu phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
b) Lao động trừu tượng

+Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung. Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.

+Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa.Lao động trừu tượng là 1 phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa.
+Ở đây ko phải có 2 thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hóa nhưng lao động đó mang tính 2 mặt: vừa lao động cụ thể vừa lao động trừu tượng.

+Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa.

+Như trên đã chỉ ra, mỗi người sản xuất hàng hoá sản xuất cái gì, sản xuất nhưthế nào là việc riêng của họ. Vì vậy, lao động đó mang tính chất tư nhân, và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân.

+Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hóa là lao động xã hội vì nó là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong hệ thống phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hóa.. Do đó, lao động trừu tượnglà biểu hiện của lao động xã hội.
+Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn đó được biểu hiện cụ thể trong hai trường hợp sau:

- Sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ăn khớp với nhu cầu của xã hội. (hoặc không đủ cung cấp cho xã hội hoặc vượt quá nhu cầu của xã hội...). Khi sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội, sẽ có một số hàng hóa không bán được, tức không thực hiện được giá trị.

- Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao hơn so với mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận, khi đó hàng hóa cũng không bán được hoặc bán được nhưng không thu hồi đủ chi phí lao động bỏ ra.

+Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hoá. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.

Câu 1)Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa- Lượng giá trị của hàng hóa.

0 nhận xét
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của nó

+Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

+Hàng hóa có thể ở dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm... hoặc ở dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, bác sĩ và nghệ sĩ...

+Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.

a) Giá trị sử dụng của hàng hóa

+Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.

+Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng đó (tính có ích đó) làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng. Ví dụ, công dụng của gạo là để ăn, vậy giá trị sử dụng của gạo là để ăn...

+Cơ sở của giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên của thực thể hàng hóa đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất.
+Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật và của lực lượng sản xuất nói chung. Chẳng hạn, than đá ngày xưachỉ được dùng làm chất đốt (đun, sưởi ấm), khi khoa học - kỹ thuật phát triển hơn nó còn được dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghệ hoá chất.
+Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.
+Trong kinh tế hàng hóa,giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi.

b) Giá trị của hàng hóa
+Muốn hiểu được giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi trước hết là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.
Thí dụ: 1m vải = 5 kg thóc.
Tức là 1 mét vải có giá trị trao đổi bằng 5 kg thóc.
+Hai hàng hóa khác nhau (vải và thóc) có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung nào đó. Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng của chúng, bởi vì, giá trị sử dụng của vải là để mặc, hoàn toàn khác với giá trị sử dụng của thóc là để ăn. Cái chung đó là: cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy, người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy.
+Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung,là cơ sở của giá trị trao đổi. Đồng thời, giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Cũng chính vì vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa.


2. Lượng giá trị của hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng tới nó

a) Thời gian lao động xã hội cần thiết

+Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được
đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động.
Trong sản xuất hàng hóa,hoa phí lao động cá biệt tạo thành giá trị cá biệt của hàng hóa. Thế nhưng lượng giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết.

+Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.

+Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt (mức hao phí lao động cá biệt) của người sản xuất hàng hóa nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.

+Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định, vì trình
độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện trang bị kỹ
thuật trung bình của xã hội ở mỗi nước khác nhau là khác nhau và thay đổi theo
sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi thời gian lao động xã hội cần thiết thay
đổi (cao hay thấp) thì lượng giá trị của hàng hóa cũng sẽ thay đổi.
+Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
- Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động. Nó được đo bằng lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
Copyright © kick24h