Câu 14: Mục tiêu, động lực, nội dung của cách mạng XHCN, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.

1.Mục tiêu của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa
+ Mục tiêu cao nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng con người, giải phóng xã hội, đêm lại hạnh phúc cho người lao động. Do đó cùng với việc xoá bỏ chế độ tư hữu, giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân lao động lật đổ chế độ tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa công sản, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.
Mục tiêu đó được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, là giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao
động.
Giai đoạn thứ hai: Mục tiêu là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, phát triển sản xuất
nhằm đưa lại đời sống ấm no cho toàn dân.
2. Động lực của Cách mạng xã hội chủ nghĩa
+Cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng người lao động và do chính nhân dân lao động tiến hành, nhưng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội quy định mà vị trí của họ
có khác nhau.
+Giai cấp công nhân:
Là động lực chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo Cách mạng vì giai cấp này: đại biểu cho phương thức sản xuất mới, có hệ tư tưởng độc lập là chủ nghĩa Mác - Lênin, đại biểu cho lợi ích người lao động. Thực chất cách mạng xã hội chủ nghĩa là tổ chức một xã hội mới của những người lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng - Đội tiên phong của giai cấp.
+Giai cấp nông dân:
Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân nên trở thành động lực to lớn trong CMXHCN.Sự tham gia của giai cấp nông dân vào tiến trình Cách mạng có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện hóa vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.Xã hội mới được xây dựng phù hợp với lợi ích của nhân dân, họ được cải thiện đời sống vật chất tinh thần. Mặt khác họ được ảnh hưởng tích cực từ tư tưởng và hành động cách mạng của giai cấp công nhân nên họ càng tin và theo cách mạng xã hội chủ nghĩa .
+Tầng lớp trí thức:
Tầng lớp này không là lực lượng lãnh đạo cách mạng , nhưng họ đại diện cho trí tuệ của đất nước. Họ có nhiều khả năng tiếp cận thành tựu khoa học hiện đại. Đây là lực lượng không thể thiếu được của cách mạng xã hội chủ nghĩa . Vì: Nếu giành chính quyền từ tay giai cấp tư sản mà các vị trí chủ chốt đều do người có học "điều hành, do vậy thành công hay thất bại của cách mạng phụ thuộc rất lớn vào việc giai cấp công nhân có thu hút được trí thức theo Cách mạng hay không? Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội vai trò của đội ngũ trí thức ngày càng cần thiết nhất là trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ.
3.Nội dung của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa
+Cách mạng XHCN là quá trình cải biến toàn diện sâu sắc xã hội cũ thành xã hội mới, nó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng.
+ Trên lĩnh vực chính trị
Giai công nhân tiến hành cách mạng chính trị lật đổ sự thống trị của giai cấp bóc lột, giành chính quyền thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Sau khi giành chính quyền phải từng bước xác lập quyền làm chủ của nhân dân lao động ( khắc phục hậu quả do tình trạng vi phạm dân chủ, hạn chế tự do tư tưởng…)
+ Trên lĩnh vực kinh tế
Vì đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa giành chính quyền mới là bắt đầu nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa là phải phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất cải thiện đời sống nhân dân, qua đó phát huy tính tích cực xã hội, khả năng sáng tạo của lao động để kinh tế XHCN ngày càng phát triển cao
Thay đổi chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN bằng chế độ sở hữu XHCN dưới những hình thức thích hợp, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhưng thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu giữ vai trò nền tảng.
+ Trên lĩnh vực văn hoá
Thực hiện cuộc cách mạng trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân. Xây dựng nền văn hoá mới XHCN.Kế thừa, nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Từng bước xây dựng văn hóa mới theo lập trường của giai cấp công nhân nhằm giải phóng người lao động về mặt tinh thần.
4. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN
a. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân .
+Tất yếu về kinh tế- kỹ thuật
-Thứ nhất, Từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, bắt buộc phải gắn nông nghiệp với công nghiệp và khoa học công nghệ trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất thực hiện CNH,HĐH
-Thứ hai, kinh tế phát triển thì phân tầng xã hội ngày càng rõ ràng hơn nếu chỉ liên minh giai cấp thì chưa đủ, sẽ bỏ qua lực lượng rất quang trọng đó là tầng lớp trí thức. Vì vậy, Đảng ta đặt ra vấn đề liên minh để làm nồng cốt cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
-Thứ ba, trong quá trình xây dựng CNXH phải chú ý thoả mãn nhu cầu lợi ích của công – nông – trí thức. Do đó, phải thực hiện liên minh công – nông – trí thức khi được kết hợp hài hòa, đúng đắn sẽ trở thành động lực cho quá trình xây dựng CNXH.
+ Tất yếu về chính trị -xã hội
-Liên minh công nông vừa là nòng cốt vừa là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội
-Giai cấp công nhân và đảng của nó tiếp tục lãnh đạo nông dân và toàn thể nhân dân thực hiện đường lối cách mạng nhất quán: chuyển từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sang cách mạng XHCN vì lợi ích của nhân dân sang cách mạng XHCN vì lợi ích của nhân dân và dân tộc.
b. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+Nội dung
Nội dung chính trị
- Trong thời kỳ cách mạng: liên minh này nhằm mục đích giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động
- Trong quá trình xây dựng CNXH:cùng nhau thực hiện các lợi ích chính trị, các quyền dân chủ quyền công dân và tham gia vào bộ máy chính quyền Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời là nòng cốt thực khối liên minh rộng rãi với các tầng lớp lao động khác
Thực hiện các lợi ích chính trị, các quyền dân chủ, quyền công dân, quyền làm chủ con người của công nhân, nông dân, lựa chọn những đại biểu ưu tú nhất của tổ chức mình bầu vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước từ Trung ương tới địa phương; tham gia đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước để xây dựng chính sách, pháp luật…

Nội dung kinh tế
- Kết hợp đúng các lợi ích kinh tế của công nhân, nông dân tri thức và toàn xã hội ( nhằm hạn chế giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế trong xã hội trong xã hội, đảm bảo giữ vững độc lập)
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát hiện và giải quyết đúng đắn các tiềm lực kinh tế và nhu cầu kinh tế của công- nông- trí và toàn xã hội
Ví dụ: Nhu cầu kinh tế của nông dân cần đất canh tác, cần công nghệ, máy móc phục vụ sản xuất…
-Nhu cầu công nhân: có việc làm, thu nhập ổn định và các nhu cầ khác
-Nhu cầu tầng lớp trị thức: làm chủ trí tuệ, được bảo hộ sở hữu trí tuệ, có thu nhập, điều kiện và động lực để sáng tạo trí tuệ…

Nội dung văn hoá xã hội
Nội dung văn hoá nhằm phục vụ mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh
- Phải thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá, hiểu biết chính sách pháp luật
- Xoá bỏ các hình thức bóc lột bấc bình đẳng trong xã hội, xoá bỏ dần sự tách biệt giữa thành thị và nông thôn
- Tạo nhiều việc làm tăng thu nhập khuyến khích làm giàu chính đáng
- Thay đổi tâm lý thối quên những người sản xuất nhỏ, tiểu nông manh mún…
Nguyên tắc cơ bản
- Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhâ
- Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện
- Kết hợp đúng đắn các lợi ích

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © kick24h